Phòng chống nắng nóng cho thủy sản

Đăng lúc: Thứ năm - 23/06/2022 08:34 - Người đăng bài viết: bomviethuynh
Phòng chống nắng nóng cho thủy sản

Phòng chống nắng nóng cho thủy sản

Những tuần vừa qua, nền nhiệt trên địa bàn tỉnh Lào Cai nhiều ngày ở mức cao khiến nhiệt độ nước trong các ao, hồ, đầm nuôi thủy sản cũng tăng theo.

Đồng thời mưa gió bất thường khiến môi trường thay đổi đột ngột, thủy sản bị sốc và nhiễm bệnh làm giảm năng suất, sản lượng nuôi.

Trước diễn biến thời tiết nắng nóng có nguy cơ kéo dài, Sở NN-PTNT Lào Cai đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố, các cơ quan chuyên môn khẩn trương triển khai hướng dẫn, đôn đốc người dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống nắng nóng cho động vật thủy sản.

Những ngày nắng nóng, cần điều chỉnh lượng thức ăn theo diễn biến thời tiết, tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: TL.
Những ngày nắng nóng, cần điều chỉnh lượng thức ăn theo diễn biến thời tiết, tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: TL.

Cụ thển đối với nuôi trồng thủy sản nước ấm (rô phi đơn tính, chép, trắm…), các cơ sở sản xuất giống thủy sản cần bố trí ao nuôi có điều kiện tốt nhất, bổ sung nước đảm bảo số lượng, chất lượng nước phù hợp với sinh trưởng, phát triển của cá bố, mẹ. Tăng cường công tác phòng bệnh vào thời điểm nắng nóng, mở nhật ký theo dõi diễn biến thời tiết, sức khỏe của cá, môi trường ao nuôi (oxy, pH, nhiệt độ...), để có biện pháp xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Đối với nuôi cá trong ao hồ, cần thả bèo tây (bèo lục bình) hoặc làm dàn mướp, bầu, bí trên mặt ao chiếm khoảng 1/3 diện tích ao nuôi để làm chỗ trú cho cá, đồng thời duy trì mực nước trong ao trong suốt mùa hè 1,5 - 2m.

Với nuôi cá lồng, bè trên hồ thủy lợi, thủy điện, phải thường xuyên vệ sinh lồng sạch sẽ, đảm bảo nước luôn được lưu thông trong và ngoài lồng, duy trì mức nước 2,5 - 3m, di chuyển lồng về nới râm mát, kín gió. Nếu không di chuyển được, cần hạ thấp lưới lồng xuống để đảm bảo nhiệt độ cho cá sinh trưởng và phát triển. Dùng vôi bột cho vào túi vải treo ở các góc lồng nuôi để phòng bệnh cho cá.

Đối với nuôi trồng thủy sản nước lạnh (cá hồi, cá tầm…), cần tu sửa lại các hệ thống bể ấp, bể ương, tránh tình trạng rõ rỉ nước, duy trì mức nước trong bể từ 1,5 - 2m, điểu chỉnh các van cấp nước hợp lý vì trong thời điểm nắng nóng thường xảy ra hiện trượng thiếu nước. Không nên nhập trứng cá hồi, cá tầm về ấp nở trong thời giai này, đồng thời cần ưu tiên nguồn nước cho quá trình ương giống.

Về chăm sóc và quản lý môi trường: Thường xuyên theo dõi kiểm tra sức khỏe của cá, tính toán mật độ nuôi phù hợp với điều kiện thực tế, khuyến khích dùng các chế phẩm sinh học để xử lý môi trường ao nuôi. Định kỳ 10 - 15 ngày bón vôi bột, liều lượng 1 - 2 kg/100m3 , tăng cường sử dụng máy sục khí vào 05 giờ, 23 giờ, mỗi lần chạy máy từ 01 - 03 giờ tùy thuộc vào sức khỏe của động vật thủy sản.

Cho cá ăn từ 3 lần/ngày vào 06 giờ, 18 giờ, 22 giờ đối với cá tầm, cho ăn 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát đối với cá hồi, các loài cá truyền thống. Sử dụng các loại thức ăn đảm bảo chất lượng, không bị nấm mốc, ôi, thiu.

Điều chỉnh lượng thức ăn theo diễn biến thời tiết, tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường; giảm khẩu phần cho ăn xuống từ 40 - 50% hoặc ngừng hẳn vào những ngày nắng nóng có nhiệt độ nước trên 35 độ C. Không nên đánh bắt, vận chuyển vào thời điểm nắng nóng.




 
Tác giả bài viết: LƯU HÒA
Nguồn tin: nongnghiep.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết