Quản lý thức ăn và nước thải trong nuôi tôm bền vững

Đăng lúc: Thứ bảy - 16/03/2019 17:59 - Người đăng bài viết: bomviethuynh
Quản lý thức ăn và nước thải trong nuôi tôm bền vững

Quản lý thức ăn và nước thải trong nuôi tôm bền vững


Quản lý thức ăn

Vì việc bổ sung thức ăn được xem là nguồn gây ô nhiễm chính cho các hệ thống nuôi trồng thủy sản và các hệ sinh thái tiếp nhận nước thải, nên việc cải thiện thức ăn cũng như cách thức cho ăn có thể được coi là một phần quan trọng của giải pháp nuôi trồng thủy sản bền vững. Các khía cạnh chính mà trong đó các nguồn thức ăn phải được cải thiện bao gồm những điều sau đây:

(a) Các công thức nên tốt hơn và chính xác hơn cho các loài cụ thể được nuôi căn cứ vào hàm lượng và chất lượng tốt nhất của các chất dinh dưỡng. Một thực tiễn chung của nuôi trồng thủy sản thế giới là sử dụng chế độ ăn có hàm lượng protein cao hơn mức cần thiết, do đó ảnh hưởng không chỉ đến giá thức ăn mà còn tăng tiềm năng ô nhiễm, suy cho cùng đây là quá trình dị hóa protein sản sinh ra nitơ amoni là chất chuyển hóa chính. Về chất lượng dinh dưỡng, điều quan trọng là sử dụng các thành phần có khả năng tiêu hóa cao; tỷ lệ tiêu hóa thấp của các thành phần (protein, lipid, carbohydrate) một phần chịu trách nhiệm cho việc giữ lại các chất dinh dưỡng trong các sinh vật nuôi và sự gia tăng của chúng trong cột nước và trầm tích, làm tăng khả năng gây ô nhiễm.

(b) Độ ổn định trong nước cao hơn. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây tổn thất chất dinh dưỡng trong thức ăn thủy sản là độ ổn định trong nước thấp, gây ra sự tan rã và phân ly nhanh, làm giảm hiệu quả kết hợp chất dinh dưỡng cho tôm nuôi và làm tăng hàm lượng trong cột nước. Cá là loài bơi nhanh hơn và có thể ăn thức ăn công nghiệp trong vài phút, nhưng động vật giáp xác thường ít hoạt động hơn và có thể ăn thức ăn công nghiệp trong vài phút hoặc thậm chí hàng giờ. Độ ổn định của thức ăn có thể được cải thiện bằng cách kết hợp chất kết dính hiệu quả và/hoặc sử dụng các quy trình sản xuất đặc biệt.

(c) Độ hấp dẫn và ngon miệng tốt hơn. Cần phải sản xuất thức ăn để tôm có thể ăn vào càng sớm càng tốt để tránh tổn thất chất dinh dưỡng. Điều này có thể thực hiện bằng việc kết hợp các chất hấp dẫn hiệu quả và cải thiện tính ngon miệng với các thành phần như dầu cá và các loại khác, các thành phần này đã được chứng minh có hiệu quả.

Về các chiến lược cho ăn có một số tiến bộ quan trọng đã đạt được nhưng vẫn còn nhiều thứ cần phải nâng cao trong các khía cạnh như các hình thức cung cấp thức ăn, điều chỉnh khẩu phần và tần suất cho ăn.

(a) Việc sử dụng sàng ăn và tăng số lần cho ăn đã được chứng minh làm giảm tiềm năng ô nhiễm của nước thải ở các trang trại nuôi tôm; tuy nhiên các chiến lược này chỉ phù hợp với các hệ thống nuôi thâm canh cao (thâm canh hoặc siêu thâm canh), nhưng không khả thi về mặt kinh tế đối với các hệ thống nuôi bán thâm canh, bán quảng canh.

(b) Việc thúc đẩy, quản lý và sử dụng hợp lý thức ăn tự nhiên, bao gồm cả vi sinh vật (màng sinh học, biofloc) được coi là một chiến lược đầy hứa hẹn cho nuôi tôm, cá và nhuyễn thể. Một số tác giả đã thúc đẩy thành công sản xuất động vật phù du và động vật đáy trong ao nuôi tôm và chứng minh sự đóng góp to lớn của chúng không chỉ trong đáp ứng sản xuất mà còn đến tình trạng dinh dưỡng, vệ sinh và miễn dịch của các sinh vật nuôi. Ngoài ra, việc sử dụng và đóng góp của các vi sinh vật liên kết với màng sinh học và biofloc đối với dinh dưỡng của các sinh vật nuôi đã được minh chứng. Thực tiễn như vậy cũng có thể làm giảm sự phụ thuộc vào bột cá và dầu cá; tuy nhiên cũng có các chiến lược khác như việc sử dụng các thành phần thực vật và sử dụng bột biofloc đã được thử nghiệm và đề xuất thay thế bột cá trong thức ăn công thức với các tỷ lệ khác nhau.

(c) Thực hành các chế độ cho ăn thay thế hoặc cho ăn gián đoạn là một chiến lược nhằm đạt được hiệu suất tăng trưởng trung bình trong nuôi động vật thủy sản nhưng cung cấp lượng thức ăn công nghiệp thấp hơn đáng kể. Sự thay thế như vậy tận dụng quá trình tăng trưởng bù của tôm và động vật giáp xác.

Quản lý nước thải

Việc quản lý đầy đủ nước thải là một trong những khía cạnh chính cần xem xét để nuôi trồng thủy sản bền vững. Các chiến lược đa dạng đã được chứng minh hoặc đề xuất để giảm thiểu tác động môi trường của nước thải. Các triển vọng là xây dựng ao lắng, xử lý bằng bể tự hoại, vận hành các hệ thống ít thay nước hoặc không thay nước, sử dụng hệ thống tuần hoàn, sử dụng rừng ngập mặn làm nơi chứa các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ và các chất gây ô nhiễm, nuôi ghép hoặc hệ thống nuôi trồng thủy sản tích hợp đa dinh dưỡng và xử lý sinh học.

(a) Xử lý phân hủy sinh học là việc sử dụng các sinh vật riêng lẻ hoặc kết hợp (bao gồm cả động vật, thực vật và vi khuẩn) để giảm thiểu gánh nặng gây ô nhiễm của nước thải từ bất kỳ hoạt động nào (bao gồm cả nuôi trồng thủy sản). Cách thực hành này tận dụng các khả năng tự nhiên hoặc bổ trợ của những sinh vật đó để giảm và/hoặc biến đổi các chất thải.

(b) Có nhiều cách khác nhau để tiến hành xử lý phân hủy sinh học: tại chỗ (in situ), bên ngoài (ex situ), kích thích sinh học (biostimulation), tăng sinh học (bioaugmentation) và những cách khác. Nhiều mô hình thành công về thực hành xử lý sinh học có thể được đề cập: việc sử dụng thực vật (phân hủy thực vật – phytoremediation), rong tảo (macroalgae), vi tảo (microalgae), các loài ăn lọc, lọc sinh học (môi trường polymer hình cầu với vi sinh vật bất động), màng sinh học (biofilm) và biofloc. Ngoài ra còn có các hệ thống kết hợp sử dụng hai hoặc nhiều trong số các thực hành này. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để sử dụng các sinh vật riêng lẻ hoặc kết hợp để xử lý phân hủy sinh học. Tuy nhiên, chiến lược lý tưởng sẽ là giảm hoặc ngừng hoàn toàn việc xả nước thải và sử dụng các hệ thống không trao đổi nước.


Quản lý thức ăn

Vì việc bổ sung thức ăn được xem là nguồn gây ô nhiễm chính cho các hệ thống nuôi trồng thủy sản và các hệ sinh thái tiếp nhận nước thải, nên việc cải thiện thức ăn cũng như cách thức cho ăn có thể được coi là một phần quan trọng của giải pháp nuôi trồng thủy sản bền vững. Các khía cạnh chính mà trong đó các nguồn thức ăn phải được cải thiện bao gồm những điều sau đây:

(a) Các công thức nên tốt hơn và chính xác hơn cho các loài cụ thể được nuôi căn cứ vào hàm lượng và chất lượng tốt nhất của các chất dinh dưỡng. Một thực tiễn chung của nuôi trồng thủy sản thế giới là sử dụng chế độ ăn có hàm lượng protein cao hơn mức cần thiết, do đó ảnh hưởng không chỉ đến giá thức ăn mà còn tăng tiềm năng ô nhiễm, suy cho cùng đây là quá trình dị hóa protein sản sinh ra nitơ amoni là chất chuyển hóa chính. Về chất lượng dinh dưỡng, điều quan trọng là sử dụng các thành phần có khả năng tiêu hóa cao; tỷ lệ tiêu hóa thấp của các thành phần (protein, lipid, carbohydrate) một phần chịu trách nhiệm cho việc giữ lại các chất dinh dưỡng trong các sinh vật nuôi và sự gia tăng của chúng trong cột nước và trầm tích, làm tăng khả năng gây ô nhiễm.

(b) Độ ổn định trong nước cao hơn. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây tổn thất chất dinh dưỡng trong thức ăn thủy sản là độ ổn định trong nước thấp, gây ra sự tan rã và phân ly nhanh, làm giảm hiệu quả kết hợp chất dinh dưỡng cho tôm nuôi và làm tăng hàm lượng trong cột nước. Cá là loài bơi nhanh hơn và có thể ăn thức ăn công nghiệp trong vài phút, nhưng động vật giáp xác thường ít hoạt động hơn và có thể ăn thức ăn công nghiệp trong vài phút hoặc thậm chí hàng giờ. Độ ổn định của thức ăn có thể được cải thiện bằng cách kết hợp chất kết dính hiệu quả và/hoặc sử dụng các quy trình sản xuất đặc biệt.

(c) Độ hấp dẫn và ngon miệng tốt hơn. Cần phải sản xuất thức ăn để tôm có thể ăn vào càng sớm càng tốt để tránh tổn thất chất dinh dưỡng. Điều này có thể thực hiện bằng việc kết hợp các chất hấp dẫn hiệu quả và cải thiện tính ngon miệng với các thành phần như dầu cá và các loại khác, các thành phần này đã được chứng minh có hiệu quả.

Về các chiến lược cho ăn có một số tiến bộ quan trọng đã đạt được nhưng vẫn còn nhiều thứ cần phải nâng cao trong các khía cạnh như các hình thức cung cấp thức ăn, điều chỉnh khẩu phần và tần suất cho ăn.

(a) Việc sử dụng sàng ăn và tăng số lần cho ăn đã được chứng minh làm giảm tiềm năng ô nhiễm của nước thải ở các trang trại nuôi tôm; tuy nhiên các chiến lược này chỉ phù hợp với các hệ thống nuôi thâm canh cao (thâm canh hoặc siêu thâm canh), nhưng không khả thi về mặt kinh tế đối với các hệ thống nuôi bán thâm canh, bán quảng canh.

(b) Việc thúc đẩy, quản lý và sử dụng hợp lý thức ăn tự nhiên, bao gồm cả vi sinh vật (màng sinh học, biofloc) được coi là một chiến lược đầy hứa hẹn cho nuôi tôm, cá và nhuyễn thể. Một số tác giả đã thúc đẩy thành công sản xuất động vật phù du và động vật đáy trong ao nuôi tôm và chứng minh sự đóng góp to lớn của chúng không chỉ trong đáp ứng sản xuất mà còn đến tình trạng dinh dưỡng, vệ sinh và miễn dịch của các sinh vật nuôi. Ngoài ra, việc sử dụng và đóng góp của các vi sinh vật liên kết với màng sinh học và biofloc đối với dinh dưỡng của các sinh vật nuôi đã được minh chứng. Thực tiễn như vậy cũng có thể làm giảm sự phụ thuộc vào bột cá và dầu cá; tuy nhiên cũng có các chiến lược khác như việc sử dụng các thành phần thực vật và sử dụng bột biofloc đã được thử nghiệm và đề xuất thay thế bột cá trong thức ăn công thức với các tỷ lệ khác nhau.

(c) Thực hành các chế độ cho ăn thay thế hoặc cho ăn gián đoạn là một chiến lược nhằm đạt được hiệu suất tăng trưởng trung bình trong nuôi động vật thủy sản nhưng cung cấp lượng thức ăn công nghiệp thấp hơn đáng kể. Sự thay thế như vậy tận dụng quá trình tăng trưởng bù của tôm và động vật giáp xác.

Quản lý nước thải

Việc quản lý đầy đủ nước thải là một trong những khía cạnh chính cần xem xét để nuôi trồng thủy sản bền vững. Các chiến lược đa dạng đã được chứng minh hoặc đề xuất để giảm thiểu tác động môi trường của nước thải. Các triển vọng là xây dựng ao lắng, xử lý bằng bể tự hoại, vận hành các hệ thống ít thay nước hoặc không thay nước, sử dụng hệ thống tuần hoàn, sử dụng rừng ngập mặn làm nơi chứa các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ và các chất gây ô nhiễm, nuôi ghép hoặc hệ thống nuôi trồng thủy sản tích hợp đa dinh dưỡng và xử lý sinh học.

(a) Xử lý phân hủy sinh học là việc sử dụng các sinh vật riêng lẻ hoặc kết hợp (bao gồm cả động vật, thực vật và vi khuẩn) để giảm thiểu gánh nặng gây ô nhiễm của nước thải từ bất kỳ hoạt động nào (bao gồm cả nuôi trồng thủy sản). Cách thực hành này tận dụng các khả năng tự nhiên hoặc bổ trợ của những sinh vật đó để giảm và/hoặc biến đổi các chất thải.

(b) Có nhiều cách khác nhau để tiến hành xử lý phân hủy sinh học: tại chỗ (in situ), bên ngoài (ex situ), kích thích sinh học (biostimulation), tăng sinh học (bioaugmentation) và những cách khác. Nhiều mô hình thành công về thực hành xử lý sinh học có thể được đề cập: việc sử dụng thực vật (phân hủy thực vật – phytoremediation), rong tảo (macroalgae), vi tảo (microalgae), các loài ăn lọc, lọc sinh học (môi trường polymer hình cầu với vi sinh vật bất động), màng sinh học (biofilm) và biofloc. Ngoài ra còn có các hệ thống kết hợp sử dụng hai hoặc nhiều trong số các thực hành này. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để sử dụng các sinh vật riêng lẻ hoặc kết hợp để xử lý phân hủy sinh học. Tuy nhiên, chiến lược lý tưởng sẽ là giảm hoặc ngừng hoàn toàn việc xả nước thải và sử dụng các hệ thống không trao đổi nước.


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết