Kỹ thuật nuôi cá mùa lạnh, mùa đông

Kỹ thuật nuôi cá mùa lạnh, mùa đông
Các loại cá đã được thuần hoá và có sức chịu rét tốt, có thể chịu được nhiệt độ thấp dưới 10 độ C, nhưng cần chăm sóc kỹ: trắm cỏ, mè trắng, mè hoa, chép lai, trôi Ấn Độ, Mrigal, trôi Trường Giang và các loại thủy sản khác nuôi được trong mùa lạnh: ếch Thái Lan, tôm càng xanh.

Các loại cá ít chịu lạnh, khi thiệt độ xuống dưới 15 độ C cá bỏ ăn, ngủ đông, chịu rét kém, dễ bi chết hàng loạt khi nhiệt độ thấp dưới 10 độ C: rô phi, chim trắng, rô đồng, tra, ba sa, cá lóc, cá chuối, trê lai và ác loại thủy sản khác: ếch đồng, cua đinh...

Các nguyên tắc chung cho việc nuôi cá mùa lạnh:

- Ao nuôi

- Không nuôi ở những ao ngoài đồng trống.

- Thả nuôi ở những ao ban ngày có nắng mặt trời, có cây cối hoặc nhà che chắn gió Đông Bắc, nếu không phải đào sâu hơn các ao khác 0,5m và giữ mức nước cao chống rét cho cá.

- Nếu không có nhà hoặc cây cbị gió Đông Bắc .

- Đào giếng ở các góc ao để cá trú rét.

- Bờ ao, đáy ao được gia cố chắc chắn, không rò rỉ.

- Chủ động nguồn nước.

- Chuẩn bị ao nuôi: tát cạn nước, bắt hết cá tạp, dọn sạch bờ ao, lấp hang hốc, bít lỗ mọi, rải vôi bột, phơi nắng 1 – 2 ngày, lấy nước qua túi lọc. Mức nước sâu 1,2 – 1,3m. Gây màu, sau đó 7 – 10 ngày thả giống vào nuôi.

- Nước:

- Giữ mực nước trong ao nuôi ổn định.

- Khi trời rét kéo dài, nhiệt độ nước xuống thấp 8 – 14 độ C, nâng cao mức nước ao từ 1,5 - 2,5m để giữ ổn định nhiệt độ nước trong ao nuôi. (Việt Linh)

- Che phủ và tạo chỗ trú rét trong ao: có thể ứng dụng một hoặc kết hợp một vài cách như sau:

- Làm giàn bằng tre trên mặt ao, phủ kín bằng nilon, lá dừa để che gió và giữ nhiệt.

- Theo Việt Linh, thực tế bà con nông dân thường thả bèo tây 1/3 - 2/3 mặt ao để che gió.

- Rơm rạ phun nước vôi rồi phơi khô để sát trùng. Bó rạ thành những bó nhỏ, thả xuống các góc ao và xung quanh bờ ao. Khi rơm rạ bị phân hủy, vớt lên và thay lượt rơm rạ khác.

- Đào sâu góc ao ở hướng bắc. Cho rơm, rạ vào đầy các sọt tre rồi cắm cọc dìm xuống đáy ao.

- Đào giếng sâu ở giữa hoặc góc ao, đường kính 1,2 - 1,5m

- Bó các túm bao tải dứa để ở các góc ao.

- Với ếch: Làm hang làm bằng đất hoặc bằng các ống nhựa, ống tre, có một đầu rỗng, các ống này dài 0,5 - 0,6m, đường kính 0,15 - 0,16m, bó thành từng bó 5 - 6 cái cho ếch chui vào trú, ống đặt ở góc hoặc thành bờ ao, trên ống dùng rơm rạ phủ để chắn gió cho ếch. Dùng lá dừa khô tạo thành những ụ ở những chỗ ếch thường nằm để ếch chui vào tránh rét.

- Chăm sóc:

- Chăm sóc cho cá béo khỏe trước khi vào mùa lạnh.

- Cá giống phải đạt cỡ giống từ 6 - 8cm trở lên

- Khi trời lạnh, tránh đánh bắt làm cá bị xây xát, dễ nhiễm các bệnh do nấm, vi khuẩn.

- Nên cho ăn vào lúc trời ấm (buổi trưa) bằng thức ăn đủ chất dinh dưỡng hoặc thức ăn công nghiệp chất lượng cao, bổ sung đa vitamin và vitamin C để cá có đủ sức đề kháng và chịu rét. (Việt Linh)

- Khi nhiệt độ nước xuống dưới 18 độ C, ngừng cho cá ăn, không đánh bắt.

- dùng vôi bột và sunphat đồng cho vào túi vải treo ở nơi cho ăn để diệt trùng và nấm gây bệnh

- Định kỳ hai tuần một lần bón vôi (pha nước và tạt 1kg vôi bột/100 m3) để khử trùng, giảm phèn cho ao.

- Những trại cá, tôm giống phải có hệ thống nhiệt để giữ cá tôm ở nhiệt độ từ 22 - 25 độ C. Nếu mật độ dày thì lắp hệ thống sục ôxy. Nếu không có hệ thống nâng nhiệt thì vào đầu mùa lạnh (cuối tháng 10), chọn cá giống bố mẹ khỏe mạng đưa sang nuôi tại ao giữ nước, kín gió, có độ sâu từ 1,2 - 1,5 m, chăm sóc đặc biệt.

Chọn giống và thả giống

- Chọn cá khỏe mạnh, cùng kích cỡ, không xây sát, bệnh tật. Tắm nước muối 3 phần nghìn trong 2 – 3 phút.

- Cá rô phi đơn tính, cá chim trắng: cỡ cá 300 – 400 con/kg thì thả 10.000 – 20.000 con / 1000 m2

- Một số loại cá có thể thả ghép, ví dụ: ghép cá rô phi đơn tính 70% + 30% cá chim trắng.

Phòng bệnh:

- Nếu bệnh cá xuất hiện thì phải bắt, cách ly sớm những con cá bị bệnh để chữa trị, tránh lây lan ra đàn cá trong ao.

Tác giả bài viết: Việt Linh biên soạn, 4/2014

Nguồn tin: vietlinh.us