Thức ăn cho ấu trùng tôm và cách cho ăn

Thức ăn cho ấu trùng tôm và cách cho ăn
Có rất nhiều loại thức ăn để ương nuôi ấu trùng tôm sú, riêng tảo silic và tảo lục đã có tới hơn 15 loài. Trong bài này, chúng tôi chỉ giới thiệu những kinh nghiệm đã được thử nghiệm thành công ở các trại giống thuộc khu vực Ðông Nam á.
1. Thức ăn 
ấu trùng tôm giai đoạn nauplius khi chuyển sang bể ương nuôi được ăn Skeletonema sp và thức ăn bao nang nhỏ. Artemia mới nở và thức ăn bao nang nhỏ được dùng ở giai đoạn hậu ấu trùng. 
Loại thức ăn cho ấu trùng tôm phụ thuộc vào khả năng sẵn có ở từng địa phương. Thông thường, người ta chọn loại thức ăn rẻ nhất có kết quả tốt nhất mà lại sẵn có quanh năm. Có nhiều loại thức ăn được sử dụng ở trại giống như :
1.1 Thức ăn sống  
a) Thực vật phù du (Skeletonema sp, Chaetoceros sp và Tetraselmis sp). Thực vật phù du được sử dụng ở giai đoạn ấu trùng zoea. Ðối với việc nuôi tảo silic, có hai bước : 
Nuôi ở phòng thí nghiệm:
Môi trường Guillard, môi trường Gonvey, môi trường Provasali và môi trường Sato & Serikava là những môi trường được sử dụng nhiều nhất. Trong tài liệu này, chúng tôi khuyến nghị việc sử dụng môi trường nuôi phỏng theo môi trường Sato & Serikava.
 
Dung dịch nuôi Số lượng/1 lít nước biển  
NaNO3   100 g/l   1,0 ml  
NaHCO3   168 g/l   0,5 ml  
Na2SiO3   15g/l   1,0 ml  
Na2HPO412H2O   100 g/l   0,1 ml  
Vitamin B12   1000 gm/ 100ml   1,0 ml  
Dung dịch PL     1,0 ml  
Dung dịch PL gồm có :
Nước cất     1.000 ml  
Na2EDTA     3,00 gm  
FeCl36H2O     0,24 gm  
ZnCl2     0,03 gm  
MnCl26H2O     0,27 gm  
CoCL26H2O     0,08 gm  
CuSO45H2O     0,04 gm  
H3BO3     3,44 gm  
 
Nuôi ngoài trời : 
Có hai công thức cho môi trường nuôi được sử dụng ở trại giống. 
KNO3                        100,00 gm
Na3HPO4                    10,00 gm
FeCl3                        2,50 gm
Na2SiO3                    5,00 gm
Nước biển                 1,00m3
Urê (46-0-0)              60 gm/m3
N.P.K (15-15-15)        30 gm/m3
Na2SiO3                    15 gm/m3 
Các hoá chất trên được hoà tan trong nước của bể nuôi tảo silic. Sau đó bổ sung tảo silic giống vào bể. Nước trong bể cần được sục khí. Tảo silic sẽ được nhân giống trong vòng 1 - 2 ngày.
 
Hình 1 : Sơ đồ nuôi tảo silic qui mô trong phòng thí nghiệm và ở ngoài trời  
 
1 - 2 giọt Skeletonema trong ống nghiệm + nước biển và phân bón 10 ml   5 - 7 ngày Bình 250 ml Skeletonema 10 ml + nước biển và phân bón 150 ml   3 - 4 ngày Bình 1000 ml Skeletonema 150 + nước biển và phân bón 850 ml   2 ngày Chai 4000 ml Skeletonema 500 ml + nước biển và phân bón 3000 ml  
 
 Nuôi Skeletonema trong bình thí nghiệm (nhiệt độ 25oC)
 Nuôi Skeletonema ngoài trời  
 
Skeletonema 2,5 x 100 tế bào/ml Ðể cho ấu trùng ăn hoặc nuôI tảo silic với khẩu phần 1 : 10 hoặc 1 : 20   1 - 2 ngày Bể bê tông 10m3 Skeletonema 500 ml + nước biển và phân bón 10m3   2 - 3 ngày Bể sợi thuỷ tinh 1m3 Skeletonema 12l + nước biển và phân bón 900m3  

b) Ðộng vật phù du (Artemia và trùng bánh xe)
Ðộng vật phù du được sử dụng ở giai đoạn ấu trùng mysis và hậu ấu trùng.
Artemia : Artemia là thức ăn bổ dưỡng và thích hợp với ấu trùng, nhưng rất đắt và phải nhập khẩu dưới dạng bào xác dựng trong hộp chân không. Bào xác phải cho nở trong nước biển với hệ thống sục khí mạnh. Lượng Artemia được sử dụng ở mức 2 gm/l nước biển. Trứng sẽ nở trong vòng 24 - 48 giờ và sau đó vỏ trứng phải được vớt ra bằng cách ngừng sục khí để vỏ trứng nổi lên trên bề mặt. ấu trùng Artemia được lấy ra khỏi bình bằng cách dùng xiphông. Artemia cần được xử lý bằng formalin ở nồng độ 100 mg/l trong vòng 1 giờ trước khi cho ấu trùng tôm ăn.
ở một số trại giống, Artemia bào xác được lột vỏ bằng vôi clorua Ca(OCl)2 và CaO hoặc Na2CO3 trước khi cho nở. Việc lột vỏ Artemia bào xác được Sorgeloos và CTV mô tả lần đầu tiên năm 1977, với cách làm sau đây :
Chuẩn bị dung dịch lột vỏ bằng vôi clorua Ca(OCl)2 như chất hoạt tính được hoà tan trong nước và sục khí trong 10 phút. Sau đó bổ sung CaO kỹ thuật hoặc Na2CO3 để ổn định độ pH của dung dịch lột vỏ và lúc đó toàn bộ dung dịch này được sục khí 10 phút nữa. Hỗn hợp dung dịch này được giữ qua đêm để làm mát và cho lắng đọng. Chất nổi tầng mặt được lấy ra bằng xiphông vào sáng hôm sau và được dùng cho việc lột vỏ.
Tỷ lệ giữa bào xác và vôi clorua được dùng là 5g vôi clorua cho 10g bào xác và tỷ lệ giữa bào xác và cacbonat natri hoặc canxi ôxit là 7g Na2CO3 kỹ thuật hoặc 3g CaO kỹ thuật cho 10g bào xác.
Trong thời gian xử lý lột vỏ, bào xác được giữ trong dụng cụ chứa hình trụ-chóp nón được làm hoàn toàn bằng lưới thép không gỉ (kích thước mắt lưới 150 mm), có sục khí để đạt được sự tuần hoàn tối ưu trong dụng cụ chứa. Công việc làm bằng tay duy nhất trong quá trình lột vỏ là việc liên tục chuyển dụng cụ chứa dùng cho việc lột vỏ sang bồn tắm theo trình tự nước biển, hipoclorit, nước máy, axit cloric và cuối cùng là nước máy. Các bước này được mô tả như sau :
Ðầu tiên, thuỷ hợp Artemia bào xác trong bồn tắm nước biển trong thời gian 1 giờ và chuyển bào xác sang bồn lột xác, giữ bào xác ở đây 5 đến 10 phút để phản ứng xảy ra trọn vẹn. ở bước này hipoclorit được giữ ở nhiệt độ dưới 35oC bằng cách cho tuần hoàn liên tục qua bộ phận làm mát là một cuộn dây đồng để ngập trong bồn chứa muối và nước đá.
+ Chuyển bào xác đã được lột vỏ sang bồn rửa và rửa kỹ bằng nước máy
+ Tiếp tục để bào xác đã lột vỏ ở trạng thái lơ lửng trong bồn khử hoạt tính (dung dịch 0,1 HCl hoặc dung dịch Hac) trong vài phút để khử hoạt tính của dư lượng clo trong bào xác đã lột vỏ ngay cả sau khi đã rửa kỹ bằng nước máy
+ Cuối cùng, dùng nước máy rửa kỹ, lúc này đã có thể cho bào xác đã lột vỏ vào ấp ở điều kiện cho nở tối ưu.
 
Trùng bánh xe : Trùng bánh xe nhỏ hơn Artemia và thích hợp cho ấu trùng giai đoạn mysis. Thông thường, thức ăn của trùng bánh xe là rong tiểu cầu Chlorella sp lục. Cách sản xuất Chlorella rất giống với cách sản xuất tảo silic nhưng dùng loại phân bón khác. Loại phân bón này bao gồm :
Ca3(POe)2        15 g/m3 nước biển
NH4S2O4           100g
Urê                    5 g
Có hai phương pháp chủ yếu trong nuôi sinh khối trùng bánh xe tuỳ theo kích cỡ bể nuôi và qui trình thu hoạch : Một là phương pháp thay đổi bể; hai là phương pháp thu hoạch từng phần.
Phương pháp thay đổi bể sử dụng các bể có sức chứa 0,5 - 3m3. Lúc đầu cấy Chlorella vào một bể (bể A). Sau khi mật độ Chlorella đạt mức 1 x 107 tế bào/ml. Khi nước từ màu lục trở nên trong thì cho men bánh mỳ vào, hai lần trong một ngày với tỷ lệ 1g men cho 106 trùng bánh xe. Khi mật độ trùng bánh xe vượt quá 100 cá thể/ml (khoảng 5 - 7 ngày sau khi cấy); tiến hành thu hoạch phần lớn và dùng cho ấu trùng tôm ăn. Phần còn lại hơn được giữ để làm nguyên liệu cấy cho bể Chlorella khác (bể B). Như vậy qui trình này là sự chuyển từ bể A sang bể B, B sang C, C sang D và tiếp tục như vậy.
Trong phương pháp thu hoạch từng phần, cần có một số bể riêng biệt loại to để sản xuất sinh khối Chlorella và trùng bánh xe, chẳng hạn hai bể loại 50m3 để nuôi Chlorella sp cùng với một số bể loại 10m3 để nuôi trùng bánh xe. Lúc đầu, cấy Chlorella sp vào bể nuôi trùng bánh xe và đưa mật độ lên mức 1 - 2 x 107 tế bào/ml. Trùng bánh xe được cấy ở mật độ 10 - 20 cá thể/ml. Khi mật độ trùng bánh xe vượt quá 100 cá thể/ml thì tiến hành thu hoạch 1/5 đến 1/3 khối lượng tuỳ thuộc vào mật độ của trùng bánh xe. Lúc này, bổ sung một số lượng nuôi Chlorella sp ngang bằng (1-2x107 tế bào/ml). Có thể thu hoạch trùng bánh xe hằng ngày bằng lưới phù du No.200 (75 mm). Một ấu trùng giai đoạn mysis ăn hết khoảng 100 - 300 trùng bánh xe trong 1 ngày.
Thức ăn bổ sung
a) Sữa, lòng đỏ trứng luộc và sữa trứng, dùng cho giai đoạn zoea và mysis.
b) Sữa trứng, bột tôm, vẹm, bột sò, cá tươi đã sàng lọc, mực, hàu được dùng cho giai đoạn hậu ấu trùng.
c) Thức ăn vi bao nang được dùng cho giai đoạn từ zoea đến hậu ấu trùng.
d) Thức ăn viên (30 - 40% prôtêin) cỡ 100 m dùng cho giai đoạn hậu ấu trùng.
Cho ăn
- Giai đoạn nauplius :
ở giai đoạn này ấu trùng nauplius sử dụng thức ăn có trong bao noãn hoàng. Ðối với hệ thống tiêu biểu thì tảo silic được cho vào các bể nở để cho quần đàn sinh trưởng đến giai đoạn zoea.
- Giai đoạn zoea :
Có thể cho ấu trùng ở giai đoạn này ăn các loại thức ăn khác nhau. Thông thường, thức ăn được sử dụng là thực vật phù du như Chatoceros sp. Từ giai đoạn zoea 1 đến zoea 3 (một số trại giống cũng cho ăn cho đến giai đoạn mysis 3), với mật độ 10.000 - 50.000 tế bào/ml, có thể dùng thức ăn nhân tạo (thức ăn vi bao nang), lòng đỏ trứng luộc, sữa hoặc sữa trứng làm thức ăn bổ sung, nhưng kích cỡ hạt thức ăn phải phù hợp với kích thước miệng của ấu trùng.
- Giai đoạn mysis :
Ðối với giai đoạn mysis, cần cho ấu trùng ăn trùng bánh xe (Brachionus plicatilis). Số lượng trùng bánh xe cần dùng phụ thuộc vào mật độ ấu trùng tôm. Thường thì mật độ 5 - 10 cá thể trùng bánh xe/ml là đủ. Mỗi ấu trùng ăn hết khoảng 100 - 200 trùng bánh xe trong 1 ngày. Nếu không sẵn có trùng bánh xe thì có thể dùng nauplius của Artemia, lòng đỏ trứng luộc (20 - 50m) với nồng độ 15 - 25 hạt/ml và có thể dùng thức ăn vi bao nang cho ấu trùng giai đoạn mysis.
- Hậu ấu trùng :
Trùng bánh xe, Artemia và thức ăn vi bao nang được dùng cho tôm ở thời gian đầu của giai đoạn hậu ấu trùng (khoảng 4 - 5 ngày) và dùng sữa trứng hoặc thịt tôm, thịt vẹm hoặc sò, cá đã được sàng lọc hoặc hàu làm thức ăn cho giai đoạn này.
Cho tôm ăn 3 - 6 lần một ngày, thỉnh thoảng cho ăn thêm vào ban đêm ă
 
PTN - Nguồn : Harmonization of hatchery production of Penaeus monodon in ASEAN countries

Tác giả bài viết: Vietlinh

Nguồn tin: vietlinh.us