Vai trò của pH trong ao nuôi và cách điều chỉnh pH

Vai trò của pH trong ao nuôi và cách điều chỉnh pH
1. pH là gì:
Chúng ta hiểu đơn giản pH là một chỉ số dùng để đo tính Axit hoặc Bazơ của một chất và nó cho chúng ta biết nước ao nuôi mang tính kiềm hay không. Trong môi trường nuôi, pH có vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng tới nhiều yếu tố lý, hóa, sinh học của môi trường ao nuôi và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cá nuôi.
Độ pH thích hợp để cá nuôi phát triển có thể dao động tùy theo đối tượng và tuổi sinh học của cá nhưng thường dao động trong khoảng 7.0 - 8.8 nhưng pH tối ưu để cá nuôi sinh trưởng và phát triển tốt là 7.5 đến 8.5 với biên độ dao động pH sáng chiều nhỏ hơn 0.5. Thời gian để kiểm tra pH trong ngày thường là 6h và 14h. 
2. Vai trò của pH trong ao nuôi:
pH không ổn định, biến động nhiều sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động sống của cá. pH trong ao nên điều chỉnh để nằm trong mức 7.5 - 8.5 với biên độ dao động sáng chiều không quá 0,5. Khi pH nằm ngoải khoảng này và có biên độ dao động lớn sẽ làm cá bị sốc, yếu và bỏ ăn. Nếu kéo dài sẽ làm cá yếu, còi cọc và dễ mắc bệnh.
 pH càng cao thì độc tính NHcàng mạnh:

Ở pH thấp, dạng NH4+ ít độc chiếm ưu thế (Bảng 1). Tuy nhiên, khi pH tăng thì NH4+ sẽ chuyển sang dạng độc hại và làm tăng nồng độ NH3 trong nước. Trong nước ngọt, ở pH = 7,0 chỉ có 0,7% ammonia tổng số ở dạng NHđộc. Khi pH = 9,0 tỷ lệ này tăng lên đến khoảng 42% và ở pH = 10 là 88% (Bảng 1).

Do đó, ở một ao nước ngọt có nồng độ ammonia tổng số là 6 ppm, pH = 7,0 (0,7% NH3) thì chỉ có 0,042 ppm ammonia dạng độc (6 ppm x 0,7/100 = 0,042 ppm NH3). Tuy nhiên, ở những ao nước xanh, pH có thể đạt đến 9,0 hoặc cao hơn vào buổi chiều. Nếu pH = 9,0 (42% NH3), nồng độ ammonia tổng số là 6 ppm thì sẽ có 2,5 ppm NH3 (6 ppm x 42/100 = 2,5 ppm NH3).

 Mức cảnh báo của ammonia độc đối với cá là NH3 = 0,2 ppm và mức gây chết (LC50 – 96h) của ammonia độc đối với cá từ 1 - 3 ppm NH3  . Để tăng năng suất nuôi, chúng ta tăng mật độ nuôi, tăng lượng cho ăn và tăng sục khí nhưng chưa có các biện pháp kỹ thuật thích hợp nên rất dễì có được những kết quả sản xuất kém. Cá sống thường xuyên với nồng độ gây độc của ammonia sẽ dẫn đến giảm ăn, tăng trưởng kém, FCR không hiệu  quả và suy giảm miễn dịch. 
Do đó, để nuôi cá ở mật độ cao có năng suất tốt, người nuôi cá cần thường xuyên kiểm tra định kỳ sự biến động của pH và hàm lượng khí độc có trong ao thường xuyên để kịp thời có biện pháp can thiệp khi sự thay đổi của môi trường nước diễn ra ra theo hướng bất lợi.
Sản phẩm cuối cùng của quá trình dị hóa protein thừa trong thức ăn là NH3 và cần được đào thải ra ngoài cơ thể cá. Quá trình đào thải ammonia thông qua sự khuyếch tán đơn giản NH3 từ máu vào nước khi pH của nước thấp hơn pH máu (pH máu của cá nước ngọt từ 7,4 - 7,8). Khi pH của nước cao nhiều hơn pH của máu thì quá trình khuyếch tán ammonia qua mang cá bị giảm đi và ammonia sẽ tích tụ trong máu, dẫn đến một tình trạng gọi là “tự nhiễm độc ammonia” 
Khi sự chênh lệch nồng độ NH3 giữa máu và nước càng giảm về mức cân bằng sẽ gây ra sự tích lũy ammonia trong máu cá. Sự gia tăng ammonia trong máu cá như vậy được gọi là “tự nhiễm độc ammonia”.
Ở cá, tự nhiễm độc ammonia có thể xảy ra mà không phụ thuộc vào sự hiện diện của ammonia độc trong nước. Cá có thể tích lũy ammonia trong máu dưới mức gây chết hoặc thậm chí ở mức gây chết là kết quả của sau nhiều ngày hoặc nhiều tuần tiếp xúc với pH ≥ 9,0, một tình trạng phổ biến ở những ao nước xanh trong suốt nhiều ngày nắng có chói chang. Những tổn thất to lớn do tự nhiễm độc ammonia khá là bình thường ở các ao ương giống có bón phân quá nhiều hoặc cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao. Ở những ao này, phiêu sinh thực vật phát triển quá mức và làm pH nước tăng trên 9,5 vào buổi chiều.
Các ao ương giống thường cạn và hô hấp cũng thấp hơn quang hợp, tình trạng pH cao vẫn còn gần như suốt đêm, cá không được quan tâm chăm sóc nhiều hoặc ít có cơ hội để phục hồi hoạt động bài tiết ammonia bình thường. Tự nhiễm độc ammonia tiếp tục trầm trọng hơn do cho ăn quá mức và/hoặc sử dụng thức ăn có hàm lượng protein cao, một thực tế phổ biến ở các trại ương cá giống. Người nuôi hiếm khi liên hệ hiện tượng cá chết như vậy với độc tố ammonia, khi mà trong thực tế ammonia không có trong nước ao nuôi do chúng đã bị hấp thu nhanh chóng bởi vi tảo (dùng như là một nguồn nitơ). Giá trị ammonia tổng số trong nước đo được khi sử dụng test kit thường bằng 0. Tuy nhiên, ammonia nội sinh đã tích lũy trong máu cá, làm cá kiệt sức và chết.
Đối với ao nuôi thương phẩm do mực nước sâu, cá có thể di chuyển xuống tầng nước sâu hơn nếu ở đó có đủ oxy. Nơi nước sâu hơn thường có pH thấp hơn so với trên bề mặt, nơi mà tảo tập trung nhiều. Vì vậy, hành vi tránh pH cao này của cá có thể được giải thích bằng việc cá giảm hoạt động ăn thường thấy ở những ao nuôi thương phẩm vào buổi chiều, ngay cả khi nhiệt độ và oxy thích hợp, “không có” ammonia độc trên tầng nước mặt.
Hoạt động ăn của cá bắt đầu có biểu hiện thất thường (chuyển qua lại giữa ăn nhiều và ăn ít) vào buổi chiều, khả năng tăng trưởng giảm và chuyển hóa thức ăn kém. Do đó, sự tự nhiễm độc ammonia dưới mức gây chết hoạt động một cách thầm lặng, tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR) giảm cùng với sự ảnh hưởng đáng kể đến chi phí sản xuất và lợi nhuận của người nuôi. Vật nuôi cũng sẽ suy giảm miễn dịch và dễ bị nhiễm bệnh hơn. Khả năng cá chết thường xuyên nên được đề phòng. Ammonia trong máu có thể đạt đến mức gây chết, dẫn đến cá chết với số lượng lớn và đột ngột trong các ao nuôi
Cá nhiễm độc ammonia xuất hiện rối loạn thần kinh, bơi thất thường hoặc quay vòng vòng, co thắt cơ, tăng lượng nước trao đổi qua mang và đớp bóng trên mặt nước như thể đang có dấu hiệu bị ngạt ngay cả khi lượng oxy đầy đủ. Cá bị nhiễm độc thường tìm nơi có cống lấy nước vào hoặc sẽ đứng một chỗ ở những nơi nước nông hoặc bên dưới các cây ở trên bờ ao, cũng có thể chúng tìm kiếm những nơi có pH thấp hơn. Cá sẽ thích ở tầng nước thấp hơn nếu nồng độ oxy cho phép, việc tìm kiếm tầng nước có pH thấp là một nổ lực để giảm tự nhiễm độc ammonia. Khá phổ biến khi thấy cá chết có mang bị bùn bao phủ, có lẽ là trong một nổ lực cuối cùng để tránh cái chết.
2. Một số biện pháp điều chỉnh pH:
- Xử lý đáy ao: Trước khi lấy nước cần kiểm tra pH đất đáy ao để bón vôi. Đất càng có pH thấp thì lượng vôi bón càng nhiều.
  • pH>6 bón 300-600kg/ha
  • pH>5 bón 1.000-1.500kg/ha
- Điều chỉnh pH nước ao trong quá trình nuôi:
  • Khi pH giảm thấp trong quá trình nuôi thì sử dụng vôi, hoặc vôi tôi với liều lượng 0,5-10kg/1.000m2 vào thời điểm từ 21-24giờ. Rải vôi quanh bờ ao trước khi trời mưa với liều lượng 10kg/1.000m2.
  • Khi pH tăng cao trong quá trình nuôi, nếu pH>8,3 vào buổi sáng, có thể dùng  HI-BACTER  để làm giảm nhanh lượng khí độc trong ao hoặc dùng  BZT TOP,  HI-BACTER . xử lý để kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật phân hủy, hoạt động phân hủy mùn bã hữu cơ trong ao của chúng sẽ sản sinh CO2 và làm giảm pH trong nước ao
- Để ổn định pH ở mức thích hợp cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của cá nuôi, cần định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để phân hủy chất mùn bã hữu cơ dư thừa trong ao, phân hủy và làm giảm hàm lượng khí độc ở đáy ao giúp môi trường ao nuôi ổn định, ít biến động.
 
 
Nguồn: Thuysanquangvinh.vn