Tại sao thay đổi thời tiết lại đau đầu?

Tại sao thay đổi thời tiết lại đau đầu?
Thay đổi thời tiết đau đầu là một tình trạng xảy ra phổ biến đối với mọi lứa tuổi. Các triệu chứng đau đầu thường xuất hiện mỗi khi thời tiết thay đổi nắng mưa thất thường. Thậm chí, một số người tự xem cơ thể mình giống như một “cỗ máy dự báo thời tiết” bởi cơ thể họ rất nhạy cảm với những thay đổi từ môi trường bên ngoài. Do đó, các cơn đau đầu thường tăng lên rõ rệt vào mỗi dịp giao mùa.

1. Tại sao thay đổi thời tiết lại đau đầu?

 

Hầu hết những người bị mắc chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu đều tiết lộ rằng các cơn đau của họ phần lớn bắt nguồn từ sự thay đổi thời tiết. Một số yếu tố kích hoạt thay đổi thời tiết, bao gồm:

  • Thay đổi độ ẩm
  • Thay đổi nhiệt độ
  • Điều kiện môi trường cực kỳ khô
  • Môi trường bụi bặm
  • Bão

Một số nhà nghiên cứu đã cho rằng, những cơn đau đầu do thời tiết khắc nghiệt là một phản ứng bảo vệ hoặc phòng thủ tự nhiên, vì chúng được xem như một tín hiệu thông báo cho người bệnh nhận biết và tìm kiếm một môi trường có thời tiết lý tưởng hơn, nhằm hạn chế xuất hiện các cơn đau đầu.

nhiệt độ
Nhiệt độ thay đổi là một yếu tố khiến thời tiết thay đổi

 

Các cơn đau đầu có thể xảy ra do sự thay đổi của áp suất khí quyển. Khi áp suất khí quyển bên ngoài giảm xuống, nó sẽ tạo ra sự khác biệt giữa áp suất ở không khí bên ngoài và không khí bên trong xoang của cơ thể. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau đầu khó chịu.

Điều này cũng xảy ra tương tự khi bạn đang ở trên máy bay. Khi đó, áp suất sẽ thay đổi theo độ cao khi máy bay cất cánh, bạn có thể gặp phải hiện tượng ù tai hoặc đau tai do sự thay đổi đó.

Trong một cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã khám phá ra mức độ ảnh hưởng của áp suất khí quyển đối với những người mắc chứng đau nửa đầu kinh niên. Kết quả đã cho thấy, chỉ cần giảm một lượng nhỏ áp suất khí quyển cũng có thể gây ra chứng đau nửa đầu.

Một nghiên cứu khác tại Nhật Bản cũng cho kết quả tương tự. Khi khảo sát trên 28 trường hợp có tiền sử đau nửa đầu trong vòng một năm, những người tham gia cho biết, tần suất đau nửa đầu của họ đã tăng lên vào những ngày có áp suất khí quyển thấp hơn 5 hPa so với ngày hôm trước. Tần suất đau nửa đầu cũng giảm đi vào những ngày có áp suất là 5 hPa hoặc cao hơn ngày hôm trước.

2. Các triệu chứng đau đầu do thay đổi thời tiết

 

Giảm áp suất khí quyển có thể khiến cho bạn cảm thấy đau đầu hoặc đau nửa đầu, ngoài ra bạn cũng có thể nhận thấy một số triệu chứng khác kèm theo, bao gồm:

  • Buồn nôn hoặc ói mửa
  • Tăng độ nhạy cảm với ánh sáng
  • Tê ở cổ và mặt
  • Đau ở một hoặc cả hai bên thái dương

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu cơn đau đầu làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên thông báo với bác sĩ nếu nghi ngờ rằng những cơn đau đầu này có liên quan đến sự thay đổi thời tiết. Việc theo dõi các triệu chứng và thông báo những thay đổi kịp thời với bác sĩ là một điều vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất dành cho bạn.

Buồn nôn là một trong những tác dụng phụ hay gặp phải khi uống vitamin
Khi bạn bị đau đầu kèm buồn nôn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám

 

 
3. Chẩn đoán đau đầu do thay đổi thời tiết

 

Hiện nay không có xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán đau đầu do thay đổi áp suất khí quyển, vì vậy điều quan trọng là cần phải cung cấp cho bác sĩ càng nhiều thông tin càng tốt. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân trả lời những câu hỏi sau:

  • Những cơn đau đầu thường xảy ra khi nào?
  • Cơn đau đầu kéo dài trong bao lâu?
  • Điều gì làm ảnh hưởng đến mức độ đau đầu của bạn?
Chụp MRI
Chụp MRI giúp chẩn đoán tình trạng đau đầu

 

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể hỏi về tiền sử y tế của bạn, cũng như có bất kỳ thành viên nào trong gia đình bị đau đầu hoặc đau nửa đầu mãn tính hay không. Ngoài ra, bệnh nhân có thể phải thực hiện thêm một số xét nghiệm nhằm loại trừ các nguyên nhân gây đau đầu nghiêm trọng khác, bao gồm:

4. Điều trị đau đầu do thay đổi thời tiết

 

Điều trị đau đầu do thay đổi thời tiết là khác nhau đối với mỗi người, và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu. Một số bệnh nhân có thể kiểm soát được các triệu chứng đau đầu thông qua sử dụng thuốc không kê đơn OTC, chẳng hạn như:

  • Ibuprofen (Advil)
  • Acetaminophen (Tylenol)
  • Excedrin, một loại thuốc kết hợp giữa caffeine, acetaminophen và aspirin.

Nếu thuốc OTC không giúp làm giảm đau hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho người bệnh, bao gồm:

  • Nhóm thuốc triptans
  • Thuốc chống viêm
  • Ergotamines
  • Codein và các thuốc giảm đau opioid khác

Tuy nhiên, nhóm thuốc opioids có thể gây nghiện, vì vậy bạn cần phải sử dụng chúng và tất cả các loại thuốc khác theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể khuyến cáo tiêm Botox hoặc phẫu thuật giải nén dây thần kinh.

Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh
Khi sử dụng thuốc điều trị đau đầu, bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ

5. Các cách giúp ngăn ngừa đau đầu do thay đổi thời tiết

 

Cách tốt nhất để ngăn ngừa đau đầu do thay đổi thời tiết là nhận biết được các kiểu đau đầu của bạn. Khi phát hiện được cơn đau đầu càng sớm thì việc phòng ngừa và điều trị sẽ đạt được kết quả tốt hơn.

Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa hiệu quả chứng đau đầu do thay đổi thời tiết hay áp suất khí quyển. Cụ thể là:

  • Ngủ đủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm
  • Uống tối thiểu 8 ly nước mỗi ngày
  • Tập thể dục đều đặn vào hầu hết các ngày trong tuần
  • Áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng, tránh bỏ bữa
  • Thực hiện các liệu pháp thư giãn nếu bạn đang gặp phải căng thẳng

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.


Tác giả bài viết: Vinmec

Nguồn tin: Vinmec