CÁCH KHẮC PHỤC AO NUÔI TÔM BỊ MẤT MÀU NƯỚC

Đăng lúc: Thứ năm - 18/11/2021 10:29 - Người đăng bài viết: bomviethuynh
CÁCH KHẮC PHỤC AO NUÔI TÔM BỊ MẤT MÀU NƯỚC

CÁCH KHẮC PHỤC AO NUÔI TÔM BỊ MẤT MÀU NƯỚC

“Mong các chuyên gia hỗ trợ tôi cách xử lý ao nuôi tôm bị mất màu nước. Xin nói thêm là ao của tôi nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. Xin cảm ơn!” _ anh Thạch Phol (H. Mỹ Tú, Sóc Trăng) cho biết.
 
======
 
Anh Thạch Phol và bà con thân mến,
 
Màu nước là một trong những yếu tố quan trọng trong nuôi tôm được hình thành từ sự phát triển của tảo. Không chỉ là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi, quá trình quang hợp của tảo còn giúp gia tăng hàm lượng oxy hòa tan cho ao, giúp tôm cá giảm stress và bắt mồi dễ dàng.
 
Do anh không cung cấp cụ thể tình trạng ao nuôi nên chúng tôi khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác. Vì thế, chúng tôi xin đưa ra một số nguyên nhân và dựa vào đó anh có thể khắc phục hiệu quả.

1) Nguyên nhân gây mất màu nước

Mặc dù vậy, trong quá trình nuôi bà con có thể gặp phải tình trạng ao nuôi bị mất màu, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của tôm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, phổ biến nhất là:
 
- Ao nuôi nghèo dinh dưỡng, các dưỡng chất như: N, P, K,… là rất cần thiết cho sự phát triển của tảo;
 
- Gây màu nước vào lúc trời âm u, thời tiết xấu, không đúng kỹ thuật,… dẫn đến tảo phát triển chậm hoặc không phát triển;
 
- Quá trình thay nước làm giảm mật độ tảo;
 
- Trong nhiều trường hợp, do sự phát triển ưu thế của tảo độc nên người nuôi sử dụng đến các loại hóa chất diệt tảo. Các hóa chất này không chỉ diệt tảo độc mà còn “thủ tiêu” luôn tảo có lợi dẫn đến sập tảo. Đó là lý do vì sao EcoClean luôn khuyên bà con nên kiểm soát tảo bằng cách chế phẩm sinh học thay vì dùng hóa chất;

2) Cách khắc phục ao tôm bị mất màu nước

Mất màu nước trong ao nuôi còn gọi là mất tảo, thường diễn ra khi nước đục hoặc ao nghèo dinh dưỡng, hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng trong ao nhiều,… Do vậy, bà con nên áp dụng các biện pháp phòng tổng hợp và bổ sung dinh dưỡng nhằm gây màu nước cho ao tôm. Cụ thể:

a) Khắc phục:

- Trường hợp tảo bị chết do các loại thuốc / hóa chất sát trùng có độ an toàn thấp như: Formol, Chlorine, BKC,… khi sử dụng sẽ khiến tảo chết hàng loạt và việc gây màu lại rất khó khăn. Do vậy, tốt nhất là bà con nên cân nhắc khi lựa chọn loại thuốc xử lý cũng như tham khảo liều lượng từ nhà sản xuất để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo;
 
- Ở những ao nuôi mới xây, ao nuôi trên nền đáy cát, ao lót bạt đáy, ao phèn,… thường gặp phải tình trạng mất màu nước trong tháng nuôi đầu tiên. Khi đó, bà con cần bổ sung thêm phân và muối dinh dưỡng cho tảo với liều gấp đôi bình thường. Tham khảo thêm ở bài Cách xử lý mất màu nước trong tháng nuôi đầu tiên để nắm rõ hơn.

- Có thể sử dụng các loại thiết bị hỗ trợ đảo nước như máy sục khí cánh guồng hoặc máy tạo sóng để giúp nước tuần hoàn tốt hơn.

b) Biện pháp phòng tổng hợp

Để tránh tình trạng ao nuôi bị mất màu, bà con cần thực hiện biện pháp phòng tổng hợp ngay từ đầu vụ nuôi lúc cải tạo ao nuôi. Trong đó:
 
- Nước sau khi cấp vào ao cần sát trùng nguồn nước để tiêu diệt mầm bệnh rồi mới gây màu. Để việc gây màu đạt hiệu quả cao, bà con cần có kiến thức về những cách gây màu nước trong ao nuôi tôm bằng: bón phân, cám gạo, bột đậu nành, mật đường,… hay men vi sinh chuyên dụng;
 
- Cần kiểm tra các yếu tố môi trường trước khi gây màu nước như: pH (7,5 - 8,5), độ cứng (80 - 150 ppm), NH3 (<0,1mg/l), H2S (<0,03mg/l);
 
- Bổ sung định kỳ men vi sinh theo hướng dẫn từ nhà sản xuất để thúc đẩy vi khuẩn có lợi phát triển, phân hủy các chất hữu cơ dư thừa trong ao, kiểm soát sự hình thành khí độc trong ao, kích thích đường ruột và tăng sức đề kháng cho tôm nuôi;
 
- Nếu ao nuôi khó gây màu do sử dụng nhiều hóa chất hoặc đáy ao có nhiều cát, độ mặn cao,… thì bà con nên sử dụng các sản phẩm gây màu, đồng thời bón thêm khoáng cho ao;
 
- Quản lý thức ăn hợp lý, tránh tình trạng dư thừa gây ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho tảo độc phát triển ưu thế;

 
Theo: visinhthuysan.vn t/h.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết