Bệnh đốm trắng trên tôm

Đăng lúc: Thứ ba - 25/01/2022 09:43 - Người đăng bài viết: bomviethuynh
Bệnh đốm trắng trên tôm

Bệnh đốm trắng trên tôm

Bệnh đốm trắng trên tôm
Được phát hiện từ năm 1993, là loại dịch bệnh nguy hiểm, gây rủi ro nhất cho người nuôi tôm sú từ trước đến nay. Tôm giảm ăn, bơi lờ đờ, dạt vào bờ

Biểu hiện
- Bệnh thường xuất hiện 1 – 2 tháng sau khi thả nuôi, hoặc khi môi trường xấu khi nhiệt độ giảm đặc biệt là vào mùa lạnh
- Triệu chứng của bệnh là tôm có rất nhiều đốm trắng kích thước 0,5-2,0 mm xuất hiện bên trong vỏ nhất là ở giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5, thứ 6 và lan toàn thân.
NGUYÊN NHÂN
Theo các nghiên cứu thì có 3 nguyên nhân chính dẫn gây bệnh ở tôm:
1. Do vi khuẩn
- Hội chứng đốm trắng do vi khuẩn gây ra có thể do vi khuẩn thuộc họ Bacillacae.
- Khi bị bệnh, tôm lột vỏ bị chậm lại, chậm lớn và chết rải rác; hầu hết tôm bị đóng rong, đen mang. Tôm bệnh có các đốm trắng mờ đục hình tròn trên khắp vỏ cơ thể (Các đốm trắng này có thể mất khi tôm lột vỏ).
- Các đốm trắng thường chỉ ở phía ngoài lớp biểu bì và tổ chức liên kết, ít nguy hiểm với tổ chức phía trong.
2. Do virus
- Virus gây hội chứng đốm trắng ( WSSV ) có tên là Baculovirus, thuộc họ Nimaviridae. Virus có độc lực cực mạnh, tấn công nhiều mô tô tế bào khác nhau.
- Mầm bệnh có sẵn ở trong tôm (đi từ tôm bố mẹ sang tôm con, không lây từ bố mẹ sang trứng vì trứng sẽ không chín nếu bị virus này ) hoặc xâm nhập từ môi trường bên ngoài (Từ các loài giáp xác hoang dại như cua, còng, tôm, tép, … Từ nguồn nước cấp vào ao bị nhiễm đốm trắng. )
- WSSV có khả năng tồn tại trong nước mặn từ 5-40‰, độ pH 4-10 nhiệt độ 0 – 800C.
-Bệnh xuất hiện sau 1 -2 tháng thả nuôi, sau 3 – 10 ngày bị bệnh thì tôm ngỏm cù đèo hàng loạt, có thể lên đến 100% tôm trong ao nuôi
Ảnh: Tép Bạc
3. Do môi trường
- Bệnh đi từ các dụng cụ dùng chung như vó, chài, lưới, ống bơm nước, … Do đó, muốn đảm bảo an toàn thì nên sát trùng dụng cụ này bằng Chlorine 30 ml/m3 trước khi sử dụng.
- Khi cải tạo ao dùng lượng vôi quá lớn làm pH trong nước cao và kéo dài, thường là 8,3 – 8,7. ( Điều kiện tồn tại của bệnh )
- Độ cứng của nước cao( Ca2+ và Mg2+), tôm hấp thụ quá nhiều Ca2+ và Mg2+ làm xuất hiện những đốm trắng trên tôm.
------------------------------------------------
Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau.
Nhật Minh cảm ơn mọi người đã đọc và đóng góp ý kiến.
Xem các video máy móc tại: https://www.youtube.com/channel/UCXxEc_1Q6wRhDWI_4uNgdvA
Ảnh: Tép Bạc, Thủy Sản Việt Nam
 

Tác giả bài viết: Nhật Minh
Nguồn tin: www.facebook.com
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết